Tháng 8/2014 xuất khẩu giày dép sang các thị trường sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp (tháng 7 giảm 2,03%, tháng 8 giảm tiếp 3,28% so với tháng 7, nhưng vẫn tăng 24,66% so với tháng 8/2013), đạt 914,43 triệu USD; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng lên 6,69 tỷ USD, tăng 22,22% so với cùng kỳ năm 2013. Mục tiêu 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2014 hoàn toàn khả thi. Da giày vẫn là ngành hàng có giá trị xuất khẩu đứng trong Top đầu của ngành hàng công nghiệp chế biến.
Hoa Kỳ - Thị trường tiêu thụ chủ yếu giày dép của Việt Nam đã có sự tăng trưởng trở lại trong tháng 8, đạt 313,61 triệu USD (tăng 13,66% so với tháng 7 và tăng 32,09% so với cùng tháng năm 2013); đưa kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường này cả 8 tháng đầu năm lên 2,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 23,76% so với 8 tháng đầu năm ngoái.
Xuất khẩu giày dép sang đa số các thị trường trong tháng 8 bị sụt giảm kim ngạch so với tháng trước đó; tuy nhiên xuất khẩu sang Anh và Ucraina đạt mức tăng mạnh so với tháng 7 với mức tăng 158,32% và 197,65% về kim ngạch.
Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương so với 8 tháng đầu năm ngoái. Trung Quốc dẫn đầu về kim ngạch với 2,13 tỷ USD, chiếm 31,82% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép cuả cả nước, tăng 23,76% so cùng kỳ; đứng thứ 2 là thị trường Bỉ với 435,21 triệu USD, chiếm 6,51%, tăng 30,79%; tiếp đến thị trường Đức 375 triệu USD, chiếm 5,61%, tăng 35,94 triệu USD; Anh 370,49 triệu USD, chiếm 5,54%, tăng 3,34%; Nhật Bản 353,68 triệu USD, tăng 35,61%; Trung Quốc 333,78 triệu USD, tăng 37,22%; Hà Lan 315,48 triệu USD, tăng 34,44%.
Xuất khẩu giày dép 8 tháng đầu năm nay đặc biệt tăng trưởng mạnh ở thị trường Phần Lan, tăng tới 213% so với cùng kỳ, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 8,03 triệu USD. Bên cạnh đó là một số thị trường cũng đạt kim ngạch tăng cao như: Chi Lê (tăng 59,64%, đạt triệu USD), Tiểu vương quốc Ả Rập TN (tăng 57,9%, đạt triệu USD), Israel (tăng 74,7%, đạt triệu USD), Ba Lan (tăng 74,46%, đạt triệu USD).
Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Séc và Na Uy lại sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 58,17% và 47,78% so với cùng kỳ.
Thống kê xuất khẩu giày dép tháng 8 và 8 tháng năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường |
T8/2014 |
8T/2014 |
T8/2014 so với T7/2014(%) |
T8/2014 so với T8/2013(%) |
8T/2014 so với cùng kỳ(%) |
Tổng kim ngạch |
914.427.387 |
6.687.570.949 |
-3,28 |
+24,66 |
+22,22 |
Hoa Kỳ |
313.607.236 |
2.128.223.740 |
+13,66 |
+32,09 |
+23,76 |
Bỉ |
49.937.324 |
435.205.076 |
-3,91 |
+19,08 |
+30,79 |
Đức |
46.071.258 |
375.000.044 |
-24,86 |
+45,35 |
+35,94 |
Anh |
55.146.927 |
370.492.386 |
+158,32 |
+6,72 |
+3,34 |
Nhật Bản |
55.791.746 |
353.677.157 |
+26,93 |
+38,92 |
+35,61 |
Trung Quốc |
41.118.772 |
333.782.064 |
-33,13 |
+6,60 |
+37,22 |
Hà Lan |
41.753.788 |
315.476.690 |
+0,44 |
+69,38 |
+34,44 |
Tây Ban Nha |
34.410.376 |
267.481.873 |
-20,92 |
+39,82 |
+37,50 |
Hàn Quốc |
31.573.173 |
208.841.160 |
+10,30 |
+20,65 |
+27,74 |
Braxin |
25.003.854 |
191.125.653 |
-5,47 |
-19,44 |
-5,46 |
Italia |
17.882.288 |
190.088.827 |
-50,77 |
+11,85 |
+29,54 |
Mexico |
18.223.811 |
159.122.813 |
-40,34 |
-15,72 |
+0,44 |
Pháp |
20.504.183 |
156.729.823 |
-27,53 |
+27,78 |
+6,53 |
Canada |
15.744.745 |
120.293.759 |
-11,31 |
+32,35 |
+14,46 |
Panama |
17.533.874 |
83.297.035 |
+76,36 |
+3,78 |
-2,64 |
Australia |
13.729.528 |
82.506.393 |
+51,45 |
+56,27 |
+25,55 |
Hồng Kông |
13.840.302 |
81.703.070 |
+2,30 |
+28,33 |
+19,16 |
Chi Lê |
8.137.511 |
72.333.116 |
-9,07 |
+67,96 |
+59,64 |
Slovakia |
7.170.845 |
69.869.565 |
-41,90 |
+31,89 |
+21,94 |
Nam Phi |
8.857.344 |
61.094.696 |
-30,23 |
-14,83 |
+13,34 |
Nga |
5.101.408 |
55.808.810 |
-0,44 |
-38,92 |
-8,77 |
Đài Loan |
11.163.912 |
55.443.034 |
+69,09 |
+74,59 |
+18,50 |
Tiểu vương quốc Ả Rập TN |
6.362.369 |
51.856.062 |
+1,72 |
+151,03 |
+57,90 |
Achentina |
3.877.618 |
31.220.309 |
-11,82 |
+10,45 |
+3,33 |
Áo |
2.200.151 |
28.878.524 |
-37,08 |
-26,89 |
-17,49 |
Thụy Điển |
2.038.203 |
27.387.081 |
-57,22 |
+27,66 |
-22,85 |
Malaysia |
5.148.524 |
27.338.948 |
+42,14 |
+11,61 |
+22,91 |
Đan Mạch |
3.798.387 |
26.253.527 |
+9,62 |
+719,95 |
+28,16 |
Ấn Độ |
3.031.190 |
23.886.394 |
-29,20 |
+5,69 |
+14,31 |
Singapore |
2.866.397 |
21.459.698 |
+11,04 |
-6,33 |
+2,57 |
Philippines |
3.509.386 |
19.621.622 |
+30,13 |
+104,58 |
+41,03 |
Israel |
2.843.390 |
19.601.867 |
+42,04 |
+129,56 |
+74,71 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
933.131 |
17.414.787 |
-15,97 |
+244,83 |
+14,13 |
Indonesia |
2.350.843 |
14.873.798 |
+67,76 |
+19,32 |
+7,54 |
Hy Lạp |
1.051.580 |
14.498.822 |
-28,61 |
+268,04 |
+32,97 |
Thái Lan |
2.118.389 |
14.462.869 |
+4,28 |
-13,03 |
-16,51 |
NewZealand |
2.272.469 |
13.799.610 |
+38,56 |
+35,13 |
+18,22 |
Ba Lan |
2.281.215 |
13.448.266 |
+87,71 |
+142,02 |
+74,46 |
Thụy Sĩ |
1.202.381 |
12.784.884 |
-9,09 |
-25,53 |
-18,92 |
Phần Lan |
736.221 |
8.032.115 |
-26,75 |
+349,71 |
+213,07 |
Séc |
- |
7.894.375 |
* |
* |
-58,17 |
NaUy |
421.608 |
7.524.913 |
-40,74 |
-82,53 |
-47,78 |
Ucraina |
617.199 |
3.592.222 |
+197,65 |
+2,96 |
-22,31 |
Hungari |
23.294 |
1.394.975 |
-92,71 |
* |
* |
Bồ Đào Nha |
154.691 |
1.321.169 |
-57,35 |
+69,75 |
+47,98 |
Số liệu của Tổng cục Hải quan
Mặc dù, xuất khẩu da giày vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, xuất khẩu của ngành da giày hiện phụ thuộc quá nhiều vào các DN FDI. Hiện 77% giá trị xuất khẩu của ngành da giày hiện thuộc về khối DN FDI. Khối DN trong nước chủ yếu là gia công. Nguyên nhân: Xuất phát điểm của ngành da giày Việt Nam là gia công xuất khẩu. Chi phí nhân công rất cạnh tranh nên dòng đơn hàng dịch chuyển rất nhanh từ Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam. Đây cũng là lợi thế thu hút đầu tư từ các DN FDI.
Không thể phủ nhận những đóng góp của khối DN FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày, giải quyết việc làm cho người lao động. DN trong nước cũng có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý, hiện đại hóa công nghệ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị. Tuy nhiên, sự áp đảo của các DN FDI trong xuất khẩu cho thấy khả năng cạnh tranh của khối DN trong nước rất thấp. Nếu không có giải pháp hiệu quả, ngành da giày Việt Nam rất khó thoát khỏi tình trạng “công xưởng gia công”. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại, khi các hiệp định này được ký kết sẽ đem lại những lợi ích rất lớn cho ngành, đồng thời tạo sự hấp dẫn với các DN FDI.
Các DN trong nước cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia sản xuất, đa dạng nguồn cung nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại, đồng thời cần có chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để cung cấp các sản phẩm mà thị trường cần, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Lefaso.org.vn